Sản phẩm máy xắt, mài đa năng của Nguyễn Trọng
Tú (ở thôn Hy Văn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn) là 1 trong 2 nghiên
cứu của học sinh Bình Định được trao giải Khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo
Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2016 (tổ chức tại Hà Nội tháng
10.2016). Đây là chiếc máy đơn giản, rẻ tiền nhưng nhiều tiện ích.
Sản phẩm tiện ích, thiết thực
“Tuy gắn với ruộng vườn nhưng thời gian rảnh, mẹ em và
một số phụ nữ ở quê em còn tranh thủ làm thêm cho các cơ sở dịch vụ nấu
ăn trong xã. Mỗi lần nấu món gì có dừa, hay phải xắt các loại gia vị như
hành, tỏi… vừa nhọc công mà mắt cứ cay xè. Mấy bận nhà đám giỗ, em cũng
làm việc này nên càng thấu hiểu. Năm ngoái, em nghĩ ra ý tưởng làm máy
xắt, mài đa năng để những người làm công việc như mẹ đỡ cực” – Nguyễn
Trọng Tú kể.
Nhưng phần “hóc” nhất là làm sao để sản phẩm xắt được
không văng ra ngoài trong quá trình máy vận hành. Tú và thầy giáo hướng
dẫn Dương Đức Thắng (giáo viên Vật lý, Trường THCS Hoài Sơn) phải suy
nghĩ lắm mới đưa ra phương án dùng lưới chống văng. Vậy là Tú loay hoay
sửa lại miệng thùng, cứ nghĩ vậy là ổn. Tuy nhiên, khi máy chạy vẫn
không cải thiện được. Một lần, tình cờ thấy lưới đựng thạch rau câu Long
Hải, Tú nghĩ, lưới này co dãn tốt, có thể gắn vào miệng thùng để cản
không cho sản phẩm khi xắt văng ra ngoài. Và khi đưa vào máy chạy thử
thì quả đúng như vậy.Máy xắt, mài đa năng có kết cấu đơn giản, với chân
máy, mô-tơ điện, thùng đựng sản phẩm, cần đẩy, lưới chống văng… Thời
gian làm ra sản phẩm mất chừng 2 tháng nhưng để chạy tốt phải chỉnh tới
chỉnh lui nhiều lần. “Kiến thức môn Vật lý, Công nghệ từ năm học lớp 6
đến lớp 9 đều được em huy động, vậy mà đụng đến phần làm sao để có lực
quán tính cho dao cắt quay được nhiều vòng hơn thì phải nghĩ nát óc.
Cuối cùng em tìm ra cách gắn thêm một đĩa quay bằng sắt có trọng lượng
lớn, để khi quay tạo ra quán tính cho dao” – Tú chia sẻ.
Máy xắt, mài đa năng làm xong, chi phí mấy khoảng 4,5 triệu đồng, do Trường đầu tư và hai thầy trò cùng góp vào. Theo
thầy Dương Đức Thắng, chiếc máy có nhiều ý tưởng sáng tạo, tích hợp
được nhiều chức năng (xắt được nhiều loại củ quả như: dừa, củ nghệ, củ
hành, củ sả; mài dừa mịn, sò dừa thành sợi). Máy lại gọn, an toàn khi sử
dụng và thân thiện với môi trường.
“Tính ưu việt của máy là nhiều công dụng, đơn giản,
dễ sử dụng và có thể thay thế dễ dàng; không gây cay, chảy nước mắt cho
người sử dụng khi xắt các loại gia vị. Máy dùng mô-tơ điện 1 pha vòng
quay/phút, khi dùng ít tốn điện, năng suất làm việc cao, thiết kế gọn. Đáng chú ý, có thể điều chỉnh dao của máy để thay đổi độ dày, mỏng của sản phẩm; xắt, mài hết không lãng phí nguyên liệu. Việc vệ sinh máy sau khi sử dụng cũng khá dễ dàng” – thầy Thắng nhận định.
Tiếp nối đam mê
So sánh năng suất làm việc giữa 1 người dùng dao xắt, bàn
mài, sò dừa thô sơ thì kết quả chạy thử nghiệm của máy xắt, mài đa năng
do Nguyễn Trọng Tú làm ra nhanh hơn khoảng 20 lần. Cụ thể, với 10 quả
dừa, nếu dùng dao xắt thô sơ thì mất 4 – 5 giờ, nhưng nếu dùng máy thì
chỉ mất 10 phút; còn phần mài và sò, dùng bàn mài thô sơ mất 4 giờ thì
dùng máy chỉ 30 phút.
Trước khi đoạt giải Khuyến khích ở “sân chơi” sáng tạo
cấp quốc gia, cũng trong năm 2016, máy xắt, mài đa năng của Tú đã đoạt
giải Nhì Cuộc thi KH&KT cấp tỉnh, rồi “rinh” luôn giải Nhất Cuộc thi
Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng cấp tỉnh. “Lần đi Hà Nội nhận giải,
em vui lắm. Phần vì giải thưởng đến một cách bất ngờ, phần được giao
lưu với các bạn cùng lứa. Ấn tượng nhất là các bạn có giải pháp đoạt
giải Đặc biệt của cuộc thi. Các bạn ấy giỏi quá, nghĩ ra những điều mà
nhiều người không nghĩ tới, rồi được đầu tư, hướng dẫn làm kỹ lưỡng” –
Tú tâm sự.
Hiện Tú đang học lớp 10A3, Trường THPT Lý Tự Trọng (huyện Hoài Nhơn). Trước đó, cả 4 năm ở Trường THCS Hoài Sơn, Tú luôn là học sinh giỏi của trường và là học sinh giỏi môn Vật lý cấp huyện. Hay mày mò nghiên cứu, khi độ xe điều khiển, độ đèn xe, lúc tự chế ra các thiết bị điện để chơi; nhưng nghiên cứu một cách nghiêm túc thì chiếc máy xắt, mài đa năng này là sản phẩm đầu tiên của Tú.
Ngoài sản phẩm ấn tượng của Nguyễn Trọng Tú, Trường THCS Hoài Sơn còn có sản phẩm máy ép dầu cải tiến đoạt giải NhìCuộc thi KH&KT và giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm học 2014 – 2015 cấp tỉnh. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của thầy và trò ở ngôi trường miền núi thuộc huyện Hoài Nhơn.
Hiện Tú đang học lớp 10A3, Trường THPT Lý Tự Trọng (huyện Hoài Nhơn). Trước đó, cả 4 năm ở Trường THCS Hoài Sơn, Tú luôn là học sinh giỏi của trường và là học sinh giỏi môn Vật lý cấp huyện. Hay mày mò nghiên cứu, khi độ xe điều khiển, độ đèn xe, lúc tự chế ra các thiết bị điện để chơi; nhưng nghiên cứu một cách nghiêm túc thì chiếc máy xắt, mài đa năng này là sản phẩm đầu tiên của Tú.
“Nghiên cứu khoa học mang lại cho em nhiều điều bổ ích.
Cứ nghĩ sáng tạo của mình có thể giúp được nhiều người xung quanh, đỡ
nhọc công mà hiệu quả làm việc cao, là em thấy vui rồi. Chưa kể, nghiên
cứu còn là cách để học sinh như tụi em kết hợp giữa học và hành. Ba mẹ
rất ủng hộ em nghiên cứu. Lên cấp III rồi, em vẫn sẽ nghiên cứu. Đó là
đam mê của em mà” – Tú khẳng định.
Trong câu chuyện với chúng tôi, Tú khoe, niềm vui đã được
nhân lên gấp bội khi sản phẩm nghiên cứu đã có “đơn đặt hàng” đầu tiên
từ một cơ sở chuyên về dịch vụ ăn uống ở Hoài Sơn. Tú cho biết, hè năm
tới, sẽ làm để xuất xưởng chiếc máy; còn giờ chỉ ưu tiên chuyện học.
Theo Báo Bình Định Online